13
3332

BECADOM - Điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn

BECADOM giúp điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn.

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

Nhà sản xuất: ENLIE

Mô tả sản phẩm

THÀNH PHẦN BECADOM:

Mỗi viên nén bao phim chứa:

Domperidon maleat ……….. 12,73 mg

(tương đương 10mg domperidon base)

CHỈ ĐỊNH BECADOM:

Điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:

Cách dùng: 

Phải uống trước bữa ăn từ 15-30 phút. Nếu uống sau bữa ăn thuốc có thể bị chậm hấp thu. Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định.

Liều dùng: 

Chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn.

Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35kg trở lên): Liều khuyến cáo 10mg/lần, có thể dùng lên đến 3 lần/ngày. Liều tối đa là 30mg/ngày. Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá một tuần.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH BECADOM:

– Bệnh nhân suy gan trung bình và nặng.

– Quá mẫn với domperidon hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Chảy máu đường tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa.

– Tắc ruột cơ học.

– U tuyến yên tiết prolactin (prolactinome)

– Phụ nữ mang thai.

– Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt, hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.

– Dùng đồng thời các thuốc kéo dài khoảng QT.

– Dùng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT).

THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:

– Suy thận: Thời gian bán thải của thuốc bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng, nên hiệu chỉnh liều nếu cần tùy vào mức độ suy thận.

– Tác dụng lên tim mạch: Thuốc làm kéo dài khoảng QT, có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ BECADOM:

Phụ nữ có thai: Không dùng cho đối tượng này.

Phụ nữ cho con bú: Có bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0,1% liều theo cân nặng của mẹ. Có thể xảy ra các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch sau khi trẻ bú sữa mẹ. Cần thận trọng, cân nhắc và nên tránh dùng thuốc ở đối tượng này.

ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC BECADOM:

Không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể.

TƯƠNG TÁC THUỐC BECADOM:

– Thuốc giảm đau opiod và các kháng cholinergic có thể đối kháng tác dụng của domperidon trên nhu động đường tiêu hóa.

– Có thể đối kháng tác dụng làm giảm prolactin huyết tương của bromocriptin.

– Có thể làm tăng tốc độ hấp thu qua đường tiêu hóa của paracetamol do làm thay đổi nhu động của đường tiêu hóa.

– Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT do tương tác dược động học hoặc dược lực học.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH DÙNG ĐỒNG THỜI VỚI CÁC THUỐC SAU:

Các thuốc làm kéo dài khoảng QT:

– Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (disopyramind, hydroquinidin, quinidin).

– Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (amiodaron, dofetilid, dronedaron, ibutilid, sotalol).

– Một số thuốc loạn thần (haloperidol, pimozid, sertindol).

– Một số thuốc trầm cảm (citalopram, escitalopram).

– Một số thuốc kháng sinh (erythromycin, levofloxacin, moxifloxactin, spiramycin).

– Một số thuốc chống nấm (pentamidin).

– Một số thuốc điều trị sốt rét (halofantrin, lumefantrin).

– Một số thuốc kháng histamin (mequitazin, mizolastin).

– Một số thuốc điều trị ung thư (toremifem, vandetanib, vincamin).

– Một số thuốc khác (bepredil, diphemanil, methadon).

– Một số thuốc dạ dày ruột (cisaprid, dolasetron, prucaloprid).

Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuốc tác dụng kéo dài khoảng QT).

– Thuốc ức chế protease

– Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol

– Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin).

Không khuyến cáo dùng đồng thời với các thuốc sau:

Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình ví dụ diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid.

Sử dụng thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc sau:

Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoản QT: azithromycin và roxithromycin (chống chỉ định clarithromycin do là thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BECADOM:

– Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1 000

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng.

+ Thần kinh trung ương: Đau đầu, mất ngủ.

– Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

+ Domperidon khó qua được hàng rào máu – não và ít có khả năng hơn metoclopramind gây ra các tác dụng ở hệ thần kinh trung ương như phản ứng ngoại tháp hoặc buồn ngủ. Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu – não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều.

+ Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày.

+ Rối loạn nhịp tim

– Chưa rõ

Loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ CỦA BECADOM:

Triệu chứng

Buồn ngủ, mất khả năng xác định phương hướng, hội chứng ngoại tháp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.

Cách xử trí

Rửa dạ dày, dùng than hoạt, thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc điều trị Parkinson có khả năng giúp kiểu soát hội chứng ngoại tháp trong trường hợp quá liều. Nên theo dõi điện tâm đồ do có khả năng kéo dài khoảng QT.

CÁC DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý VÀ KHUYẾN CÁO:

Không có

BẢO QUẢN BECADOM:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C

NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm Phúc Tường

Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Mail: info@phuctuong.vn

Điện thoại: 0292 3730 900

Hotline: 0939 171 04

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo