Mô tả sản phẩm
THÀNH PHẦN Razopral:
Mỗi viên bao phim tan trong ruột chứa:
Natri pantoprazol sesquihydrat
Tương đương Pantoprazol …………. 40mg
Tá dược: Vừa đủ 1 viên
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ:
Pantoprazol được chỉ định trong các trường hợp cần giảm tiết acid:
– Loét tá tràng
– Loét dạ dày
– Viêm thực quản trào ngược
– Hội chứng Zollinger-Ellison và các bệnh tăng tiết khác.
– Dùng phối hợp với kháng sinh để diệt Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng hay viêm dạ dày
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG Razopral:
Pantoprazol được dùng dưới dạng muối natri; 11,28mg pantoprazol natri tương đương với 10mg pantoprazol.
– Đường uống: Dùng mỗi ngày một lần vào buổi sáng, trước sau bữa ăn đều được. Thuốc kháng acid có thể uống đồng thời với thuốc này.
– Vì pantoprazol bị phá hủy ở môi trường acid nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột, khi uống pantoprazol phải nuốt cả viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.
– Phải tuân thủ đầy đủ cả đợt điều trị.
– Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Uống mỗi ngày một lần 20 – 40 mg vào buổi sáng trong 4 tuần, có thể tăng tới 8 tuần nếu cần thiết. Ở những người vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị, có thể kéo dài đợt điều trị tới 16 tuần.
– Điều trị duy trì: 20 – 40 mg mỗi ngày. Độ an toàn và hiệu quả dùng liều duy trì trên 1 năm chưa xác định.
– Điều trị loét dạ dày lành tính: Uống mỗi ngày một lần 40mg, trong 4- 8 tuần.
– Loét tá tràng: Uống mỗi ngày một lần 40mg, trong 2-4 tuần.
– Để tiệt trừ Helicobacter pylori, cần phối hợp pantoprazol với 2 kháng sinh trong chế độ điều trị dùng 3 thuốc trong 1 tuần. Một phác đồ hiệu quả bao gồm pantoprazol uống 40mg, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối) + clarithromycin 500mg, ngày 2 lần + amoxicilin 1,0g, ngày 2 lần hoặc metronidazol 400mg, ngày 2 lần.
– Điều trị dự phòng loét đường tiêu hóa do thuốc chống viêm steroid: Uống mỗi ngày một lần 20mg
– Điều trị tình trạng tăng tiết acid bệnh lý trong hội chứng Zollinger-Ellison: Uống liều bắt đầu 80mg mỗi ngày một lần, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh (người cao tuổi liều tối đa 40mg/ngày). Có thể tăng liều đến 240mg mỗi ngày. Nếu liều hằng ngày lớn hơn 80mg thì chia làm 2 lần trong ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH Razopral:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
LƯU Ý ĐẶC BIỆT VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG:
– Khi cần điều trị bằng pantoprazol trong thời gian dài ở bệnh nhân suy gan nặng, cần theo dõi các enzym gan trong quá trình điều trị. Nếu tăng enzym gan, phải ngưng sử dụng pantoprazol.
– Trước khi sử dụng pantoprazol để điều trị loét dạ dày, cần kiểm tra bệnh nhân để loại trừ khả năng bị u ác tính, vì pantoprazol sẽ làm giảm các triệu chứng của loét ác tính và làm chậm sự chẩn đoán.
– Khi điều trị giảm tiết acid, dạ dày bị giảm tính acid nên số lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa sẽ tăng lên, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.
Khi điều trị Hội chứng Zollinger-Ellison và các bệnh tăng tiết khác cần thời gian điều trị kéo dài, sự hấp thu vitamin B12 bị giảm do ít acid. Nên theo dõi các dấu hiệu lâm sàng.
TƯƠNG TÁC THUỐC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC THUỐC:
– Sự hấp thu ketoconazol bị giảm khi dùng đồng thời với pantoprazol.
– Bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống đông máu coumarin đồng thời với pantoprazol, phải kiểm soát thời gian prothrombin trong thời gian điều trị.
– Hoạt chất của pantoprazol được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450. Không loại trừ khả năng pantoprazol tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzym cytochrom P450. Tuy nhiên, ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể trong những thử nghiệm đặc hiệu với một số thuốc hoặc hợp chất có tính chất nói trên như carbamazepin, cafein, diazepam, diclofenac, digoxin, ethanol, glibenclamid, metoprolol, nifedipin, phenprocoumon, phenytoin, theophyllin, warfarin và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
– Không có đầy đủ kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng pantoprazol cho phụ nữ có thai.
– Không có thông tin về sự tiết pantoprazol vào sữa mẹ.
– Vì thế chỉ dùng pantoprazol cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật sự cần thiết.
TÁC DỤNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Thuốc có thể gây chóng mặt, rối loạn thị giác… cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
– Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
Đau bụng trên, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nhức đầu
– Ít gặp, 1/1.000 < ADR < 1/100:
Buồn nôn/nôn mửa, chóng mặt, rối loạn thị giác, phản ứng dị ứng da như ngứa và nổi mẩn đỏ.
– Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1.000
Khô miệng, đau khớp
– Rất hiếm gặp, ADR < 10.000:
Thiếu bạch cầu, thiếu tiểu cầu, phù ngoại vi, tổn thương nặng tế bào gan dẫn đến vàng da có/không suy gan, tăng enzym gan, tăng thân nhiệt, đau cơ, suy nhược thần kinh, viêm thận kẽ, nổi mày đay, phù mạch, các phản ứng nặng trên da như Hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa hình, Hội chứng Lyell, mẫn cảm với ánh sáng.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:
– Các số liệu về quá liều của các thuốc ức chế bơm proton ở người còn hạn chế. Các dấu hiệu quá liều và triệu chứng của quá liều có thể là:
+ Nhịp tim hơi nhanh
+ Giãn mạch
+ Ngủ gà
+ Lú lẫn
+ Đau đầu
+ Nhìn mờ
+ Đau bụng
+ Buồn nôn và nôn
– Xử trí:
+ Rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
+ Theo dõi hoạt động của tim, huyết áp.
+ Nếu nôn kéo dài phải theo dõi tình trạng nước và điện giải.
+ Do pantoprazol gắn mạnh vào protein huyết tương, phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.
BẢO QUẢN Razopral:
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C
NHÀ PHÂN PHỐI: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DƯỢC PHẨM PHÚC TƯỜNG
Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Mail: info@phuctuong.vn
Điện thoại: 0292 3730 900
Hotline: 0939 171 040