13
3332

A.T PANTOPRAZOL TAB - Điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày

Viên nén bao phim tan trong ruột A.T Pantoprazol Tab điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, các tình trạng tăng tiết acid bệnh lý như hội chứng Zollinger – Ellison.

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất: An Thiên

Mô tả sản phẩm

THÀNH PHẦN A.T Pantoprazol Tab:
Pantoprazol ………………………….40mg
(Dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat)
Tá dược vừa đủ 1 viên

CHỈ ĐỊNH A.T Pantoprazol Tab:
– Điều trị loét dạ dày – tá tràng.
– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
– Các tình trạng tăng tiết acid bệnh lý hội chứng Zollinger – Ellison.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG A.T Pantoprazol Tab:
Liều dùng:
Người lớn:

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
+ Liều dùng 1 viên/ngày, uống vào buổi sáng trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần khi cần thiết.
+ Điều trị duy trì: 1 viên/ngày theo nhu cầu.
– Điều trị loét đường tiêu hoá:
+ Uống 1 viên/ngày trong 2-4 tuần đối với loét tá tràng và 4-8 tuần đối với loét dạ dày lành tính.
– Điều trị Helicobacter pylori:
+ Phối hợp với kháng sinh trong phác đồ điều trị, dùng 3 thuốc trong 14 ngày: Pantoprazol 40mg x 2 lần/ngày + clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày + amoxicillin 1g x 2 lần/ngày hoặc metronidazol 400mg x 2 lần/ngày.
– Điều trị tình trạng tăng tiết acid bệnh lý như hội chứng Zollinger – Ellison:
+ Uống liều bắt đầu 2 viên/ngày/lần, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh, tối đa 6 viên/ngày. Nếu liều dùng mỗi ngày trên 2 viên thì nên chia làm 2 lần.
Đối với bệnh nhân suy gan nặng: Dùng cách ngày. Liều tối đa 2 ngày dùng 1 viên.
Đối với bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều.
Người cao tuổi: Tối đa 1 viên/ngày.
Trẻ em: Độ an toàn và hiệu lực của pantoprazol ở trẻ em chưa được xác định.

Cách dùng:
– Không được nhai, uống nguyên viên với nước.
– Nên uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, 1 giờ trước bữa ăn, uống với nước lọc.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH A.T Pantoprazol Tab:
– Mẫn cảm với pantoprazol hoặc dẫn xuất benzimidazol hoặc các thành phần khác của thuốc.
– Phối hợp các thuốc diệt Helicobacter pylori ở bệnh nhân suy thận hay suy gan nặng.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG: 
Bệnh nhân suy gan:
Ở những bệnh nhân bị suy gan nặng, enzym gan cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị với pantoprazol, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Trong trường hợp tăng enzym gan, nên ngưng thuốc.
– Sự hiện diện của các triệu chứng biến động:
+ Sự hiện diện của bất kỳ triệu chứng biến động (ví dụ giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu, thiếu máu) và khi đang hoặc nghi ngờ bị loét dạ dày, các bệnh ác tính nên được loại trừ.
+ Điều trị với pantoprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm chuẩn đoán.
+ Tiếp tục kiểm tra nên được xem xét triệu chứng không giảm khi đã điều trị thích hợp.
– Sử dụng đồng thời với atazanavir:
Dùng đồng thời atazanavir với thuốc ức chế bơm proton không được khuyến cáo. Nếu bắt buộc phải kết hợp của atazanavir với một thuốc ức chế bơm proton, theo dõi lâm sàng được khuyến cáo với sự tăng liều atazanavir đến 400 mg với 100 mg ritonavir. Liều pantoprazol không vượt quá 20 mg mỗi ngày.
– Ảnh hưởng đến sự hấp thu Vitamin B12:
Ở những bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison và các bệnh lý khác đòi hỏi phải điều trị lâu dài pantoprazol, như tất cả các loại thuốc ức chế tiết acid khác, có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do giảm hoặc thiếu acid dịch vị. Điều này cần được xem xét ở những bệnh nhân dự trữ giảm hoặc yếu tố nguy cơ làm giảm hấp thu Vitamin B12 với điều trị lâu dài hoặc nếu quan sát thấy triệu chứng lâm sàng.
– Điều trị dài hạn:
Trong điều trị lâu dài, đặc biệt là khi thời gian điều trị vượt quá một năm, bệnh nhân nên được theo dõi thường xuyên.
+ Nguy cơ gãy xương: Thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là nếu dùng liều cao và khoảng thời gian dài (>1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Nghiên cứu quan sát thấy rằng ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ gãy xương 10 – 40%. Bệnh nhân có nguy cơ bị loãng xương nên được chăm sóc và phải bổ sung một lượng Vitamin D và calci đầy đủ.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Pantoprazol, giống như tất cả các thuốc ức chế bơm proton (PPI), có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trên. Điều trị với pantoprazol có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn như SalmonellaCampylobacter.
+ Hạ magnesi huyết: 

Hạ magnesi huyết nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc PPI như pantoprazol trong ít nhất ba tháng, và trong nhiều trường hợp trong một năm. Biểu hiện của hạ magnesi như mệt mỏi, tetany, mê sảng, co giật, chóng mật và rối loạn nhịp thất nhưng nó có thể xảy ra âm thầm và có thể bị bỏ qua. Hạ magnesi huyết được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngưng PPI.
Đối với những bệnh nhân điều trị kéo dài PPI với digoxin hoặc các loại thuốc có thể gây ra hạ magnesi huyết (ví dụ như thuốc lợi tiểu), nên xem xét đo nồng độ magnesi trước khi bắt đầu điều trị PPI và định kỳ trong quá trình điều trị.
+ Lupus ban đỏ bán cấp: Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến lupus ban đỏ bán cấp. Nếu tổn thương xảy ra, đặc biệt là ở các khu vực tiếp xúc ánh nắng của da, và nếu đi kèm với đau khớp, bệnh nhân nên xem xét dừng Pantoprazol.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
– Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng Pantoprazol cho người mang thai nên chỉ dùng khi thật sự cần thiết trong thời kỳ mang thai.
– Thuốc có thể tiết vào sữa mẹ nên cần cân nhắc nên ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, rối loạn thị giác cps thể xảy ra, nếu bị ảnh hưởng bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy móc khi dùng thuốc.

TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA A.T Pantoprazol Tab:
Tương tác thuốc:

– Pantoprazol làm giảm độ hấp thu của các thuốc dùng đồng thời mà sự hấp thu của chúng phụ thuộc vào pH dạ dày (ketoconazol, muối sắt,…)
– Mặc dù pantoprazol bị chuyển hóa qua hệ enzym cytochrom P450 ở gan nhưng không thấy có sự tương tác có ý nghĩa lâm sàng nào đáng chú ý về tương tác giữua pantoprazol và các thuốc cũng chuyển hóa qua hệ enzym này như diazepam, phenytoin, nifedipin, theophyllin, digoxin, thuốc tránh thai đường uống.
– Tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời warfarin với các thuốc ức chế bơm proton, kể cả pantoprazol.
– Suncralfat làm chậm hấp thu vfa cgiảm sinh khả dụng của pantoprazol do đó nên uống ít nhất 30 phút trước khi dùng suncralfat.
– Methotrexat: Sử dụng đồng thời liều cao methotrexat (ví dụ: 300 mg) và thuốc ức chế bơm proton lam ftăng nồng độ methotrexat đã được báo cáo ở một số bệnh nhân. Ở những bệnh nhân dùng liều cao methotrexat (ví dụ như ung thư và bệnh vẩy nến) ngưng pantoprazol có thể cần phải được xem xét.
– Thuốc điều trị HIV (atazanavir): Sử dụng đồng thời atazanavir vfa các thuốc điều trị HIV khác mà sự hấp thu phụ thuộc vào pH với các thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm đáng kể sinh khả dụng của thuốc điều trị HIV vfa có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của các thuốc này. Do đó không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế bơm proton và atazanavir.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Nhìn chung, pantoprazol dung nạp tốt cả khi điều trị ngắn hạn và dài hạn. Các thuốc ức chế bơm proton làm giảm acid dạ dày, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thường gặp, ADR > 1/100
– Toàn thân: mệt, chóng mặt, nhức đầu.
– Da: ban da, mày đay.
– Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
– Cơ khớp: đau cơ, đau khớp
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
– Toàn thân: Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ.
– Da: Ngứa
– Gan: Tăng enzym gan
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
– Toàn thân: Toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ.
– Da: Ban dát sần, trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vẩy, phù mạch, hồng ban đa dạng.
– Tiêu hóa: Viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
– Mắt: Nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng.
– Thần kinh: Ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức chế, ù tai, nhầm lẫn, ảo giác, dị cảm.
– Máu: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
– Nội tiết: Liệt dươngm bất lực ở nam
– Tiết niệu: Tiết ra máu, viêm thận kẽ.
– Gan: Viêm gan vàng da, tăng triglycerid.
– Rối loạn điện giải: Giảm natri huyết
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc 

QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
– Triệu chứng của quá liều: Nhịp tim hơi nhanh, giãn mạch, ngủ gà, lú lẫn, đau đầu, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn và nôn.
– Xử trí: Rửa dạ dày, dùng than hoạt điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Pantoprazol không được loại trừ qua thẩm tách máu do gắn mạnh vào protein huyết tương.

BẢO QUẢN A.T Pantoprazol Tab:
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.

NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm Phúc Tường

Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Mail: info@phuctuong.vn

Điện thoại: 0292 3730 900

Hotline: 0939 171 04

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo