13
3332

TOPHEM - Bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Thuốc TOPHEM giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì.

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm

Nhà sản xuất: Dược phẩm Đông Nam

Mô tả sản phẩm

THÀNH PHẦN Tophem:
Sắt fumarat ……………………162 mg 
(tương đương 53,25mg Sắt)
Acidfolic…………………………..0,75mg
Vitamin B12………………………7,5 ug
Tá dược vừa đủ 1 viên.

CHỈ ĐỊNH Tophem:
– Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
– Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun, người hiến máu.

LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG Tophem:
Cách dùng: 
Dùng đường uống. Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
Liều dùng:
– Người lớn: 1 viên x 2 lần/ngày.
– Trẻ em: 1 viên x 1 lần/ngày.
– Phụ nữ có thai: 1 viên x 1 lần/ngày kể từ khi phát hiện có thai.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tophem:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
– Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin, thiếu máu tan huyết.
– Bệnh nhân được truyền máu lặp đi lặp lại.
– Loét dạ dày tiến triển.
– Viêm loét đại tràng.
– Sử dụng đồng thời với chế phẩm khác có chứa sắt.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG Tophem:
– Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bệnh erythropoietin protoporphyria.
– Không nên dùng liều điều trị quá 6 tháng nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.
– Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân thường xuyên được truyền máu, vì trong hemoglobin của hồng cầu được truyền có chứa một lượng sắt đáng kể.
– Acid folic nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân bị thiếu máu chưa được chuẩn đoán vì có thể làm che lấp triệu chứng thiếu máu ác tính đưa đến tiến triển những biến chứng thần kinh.
– Tránh dùng trà có chứa tanin cùng lúc, ngay trước hoặc sau khi uống thuốc.
– Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
– Dùng chung chế phẩm chứa sắt với thức ăn giúp giảm kích ứng dạ dày nhưng việc hấp thu cũng có thể giảm.
– Sử dụng các chế phẩm sắt làm phân có màu đen, có thể sử dụng các xét nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân.
Trong thuốc có tá dược:
 Sorbitol: Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc này.
– Dầu đậu nành: Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bị dị ứng với đậu phộng hoặc đậu nành.
– Các màu ponceau 4R, tartrazin, black PN: Có thể gây phản ứng dị ứng.
– Trong thành phần thuốc có methyl paraben, propyl paraben có thể gây phản ứng dị ứng.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ Tophem:
Thuốc sử dụng được trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC Tophem:
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ Tophem:
Sắt:
– Làm giảm sự hấp thu các thuốc: fluoroquinolon, levodopa, carbidopa, entacapone, tetracyclin, penicillamin, hormon tuyến giáp như levothyroxin (ít nhất 2 giờ); mychophenolat, cefdinir và kẽm. Sắt có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc eltrombopag (ít nhất 4 giờ).
– Nên tránh sử dụng đồng thời sắt và dimercaprol vì có thể hình thành phức độc hại.
– Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa giảm khi uống cùng với sắt.
– Hấp thu sắt có thể giảm khi uống với calci, kẽm và trientine.
– Sự hấp thu sắt có thể giảm khi dùng cùng với các thuốc kháng acid và ức chế bơm proton.
– Hấp thu sắt cũng giảm khi uống cùng lúc với các thực phẩm (như trà, cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa), neomycin, cholestyramin.
– Bicarbonat, carbonat, oxalat hoặc phosphat có thể làm giảm hấp thu sắt do hình thành phức hợp không tan.
– Hấp thu sắt có thể tăng bởi acid ascorbic hoặc acid citric.
– Không nên uống các chế phẩm có chứa sắt cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên.
– Giảm tác dụng của sắt khi dùng chung với cloramphenicol.
Acid folic:
– Với sulfasalazin: hấp thu acid folic có thể bị giảm.
– Với thuốc tránh thai đường uống: làm giảm chuyển hóa của folat, gây giảm folat và vitamin B12 ở mức độ nhất định.
– Với các thuốc chống co giật: nếu dùng acid folic để bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
– Nồng độ các thuốc chống co giật có thể bị giảm khi đồng bổ sung folat, ví dụ acid folic có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của phenobarbital, phenytoin, primidon.
– Với cotrimoxazol: làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
– Sử dụng đồng thời chloramphenicol và acid folic cho những bệnh nhân thiếu hụt folat có thể gây đối kháng với đáp ứng tạo huyết khối của acid folic.
– Không nên sử dụng đồng thời acid folic với raltitrexed.
Vitamin B12:
– Sự hấp thu vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với colchicin, cholestyramin, neomycin, kali clorua, methyldopa và cimetidin.
– Nồng độ của thuốc cũng có thể giảm khi dùng cùng với thuốc tránh thai.
– Omeprazol làm giảm acid dịch vị nên làm giảm hấp thu vitamin B12.
– Cloramphenicol dùng ngoài đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN Tophem:
– Thuốc có thể gây kích ứng dạ dày, đau bụng, buồn nôn, nôn và táo bón.

BẢO QUẢN Tophem: Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

NHÀ PHÂN PHỐI: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DƯỢC PHẨM PHÚC TƯỜNG

Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Mail: info@phuctuong.vn

Điện thoại: 0292 3730 900

Hotline: 0939 171 040

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo