13
3332

ORINER - Điều trị đường tiêu hoá, buồn nôn, chán ăn

Oriner điều trị các trường hợp buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi trong.

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất: Đông Nam

Mô tả sản phẩm

THÀNH PHẦN Oriner:
Mỗi viên nén chứa
Domperidon ……………….. 10 mg
Tá dược: Vừa đủ một viên

CHỈ ĐỊNH Oriner:
Oriner được chỉ định để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG Oriner:
Cách dùng:
– Dùng đường uống.
– Nên uống Oriner trước bữa ăn. Nếu uống sau bữa ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu.
– Oriner chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn.
– Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định. Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá 1 tuần.
Liều dùng:
– Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35kg trở lên): viên 10mg có thể dùng lên đến 3 lần/ngày, liều tối đa là 30mg/ngày.
– Do cần dùng liều chính xác nên Oriner không thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg.
– Bệnh nhân suy gan:
Oriner chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Không cần hiệu chỉnh liều đối với người bệnh suy gan nhẹ.
– Bệnh nhân suy thận:
Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặn nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc của Oriner cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH Oriner:
Domperidon cần chống chỉ định trong những trường hợp sau:
– Nôn sau khi mổ
– Chảy máu đường tiêu hóa
– Bệnh nhân suy gan trung bình và nặng
– Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.
– Dùng đồng thời các thuốc kéo dài khoảng QT.
– Dùng đồng thời các thuốc ức chế  CYP3A4 (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG Oriner:
– Chỉ được dùng Domperidon không quá 12 tuần cho bệnh nhân Parkinson. Có thể xuất hiện các tác dụng có hại ở hệ thần kinh trung ương.
– Chỉ dùng Domperidon cho những người bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác, an toàn hơn không có tác dụng.
– Thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng. Trong trường hợp dùng nhắc lại, tần suất đưa domperidon cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày tùy thuộc mức độ suy thận. Có thể điều chỉnh liều nếu cần.
– Domperidon có thể làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Trong quá trình giám sát hậu mại, có rất ít báo cáo về kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh liên quan đến sử dụng domperidon. Các báo cáo này có các yếu tố nguy cơ gây nhiễu như rối loạn điện giải hay các thuốc dùng đồng thời.
– Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg và bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4.
– Sử dụng domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả ở người lớn và trẻ em.
– Chống chỉ định domperidon cho những bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu), nhịp tim chậm hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch như suy tin sung huyết do nguy cơ rối loạn nhịp thất. Rối loạn điện giải (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu) hoặc nhịp tim chậm đã được biết đến là yếu tố làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
– Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào liên quan đến rối loạn nhịp tim.
– Khuyên bệnh nhân nhanh chóng báo cáo các triệu chứng trên tim mạch.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: 
Phụ nữ có thai:
Domperidon không gây quái thai. Tuy nhiên, để an toàn, tránh dùng thuốc cho người mang thai.
Phụ nữ cho con bú:
Domperidon bài tiết qua sữa mẹ và trẻ em bú mẹ nhận được ít hơn 0,1% liều theo cân nặng của mẹ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. Cần cân nhắc lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị cho mẹ để quyết định ngừng cho con bú hay ngừng/tránh điều trị bằng domperidon. Cần thận trọng trong trường hợp có yếu tố nguy cơ làm kéo dài khoảng QT ở trẻ bú mẹ.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Thuốc không gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA Oriner:
Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau:
– Các thuốc làm kéo dài khoảng QT
+ Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (ví dụ: disopyramind, hydroquinidin, quinidin)
+ Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (ví dụ: amindarom, dofetilid, dronedaron, ibutilid, sotalol)
+ Một số thuốc chống loạn thần (ví dụ: haloperidol, pimozid, sertindol)
+ Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: citalopram, escitalopram, sertindol)
+ Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin)
+ Một số thuốc chống nấm (ví dụ: pentamidin)
+ Một số thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là halofantrin, lumefantrin)
+ Một số thuốc dạ dày – ruột (ví dụ: cisaprid, dolassetron, prucaloprid)
+ Một số thuốc kháng histamin (ví dụ: mequitazin, mizolastin)
+ Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: toremifen, vandetanib, vincamin)
+ Một số thuốc kháng: bepridil, diphemanil, methadon
– Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT), ví dụ:
+ Thuốc ức chế protease
+ Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol
+Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin)
Không dùng đồng thời các thuốc sau:
Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình, ví dụ: diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid.
Thận trọng khi dùng đồng thời các thuốc sau:
Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoảng QT: azithromycin và roxithromycin (chống chỉ định clarithromycin do thuốc ức chế CPY3A4 mạnh).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA Oriner:
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
– Domperidon khó qua được hàng rào máu – não và ít có khả năng hơn metoclopramid gây ra tác dụng ở thần kinh trung ương như phản ứng ngoại tháp hoặc buồn ngủ. Rối loạn ngoại tháo và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu – não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều.
– Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày.
– Rối loạn tim mạch
– Nguy cơ rối loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch cao hơn ở bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg và bệnh nhân trên 60 tuổi.
– Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng thoáng qua
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10 000
– Rối loạn hệ thống miễn dịch: Phản ứng phản vệ bao gồm sốc, phù mạch, phản ứng dị ứng.
– Rối loạn hệ thần kinh: Tác dụng phụ ngoại giáp, co giật, buồn ngủ, đau đầu.
– Da và mô dưới da: Nổi mề đay, ngứa, phát ban.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Triệu chứng: Rối loạn tim, tổn thương màng não, chảy máu đường tiêu hóa.
Cách xử trí: Trong trường hợp quá liều, cần thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Nên theo dõi điện tâm đồ do có khả năng kéo dài khoảng QT.

BẢO QUẢN Oriner:
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

NHÀ PHÂN PHỐI: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DƯỢC PHẨM PHÚC TƯỜNG

Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Mail: info@phuctuong.vn

Điện thoại: 0292 3730 900

Hotline: 0939 171 040

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo