13
3332

Thuốc lá đối với sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi

Mục lục bài viết

Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm. Hít phải khói thuốc thụ động hoặc sử dụng thuốc lá trong khi mang thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng thai kỳ, một số có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé.

Mỗi điếu thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có ít nhất 42 hợp chất gây ung thư và chất gây nghiện chính là nicotine.

Nicotin là một loại alkaloid không màu, 30mg nicotine có thể giết chết một người. Một điếu thuốc lá thông thường chứa khoảng 15-20mg nicotine, do đó, với hai điếu thuốc lá có thể giết chết một người ngay lập tức. Nhưng khi hút thuốc, một lượng nicotine bay hơi theo khói thuốc, một phần nhỏ từ 0,2-2,0mg đi vào cơ thể của người hút nên không thể gây tử vong ngay mà tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Mặc dù không đi vào cơ thể qua đường miệng hay hơi thở nhưng nicotine sẽ làm tăng mỡ trong mạch máu, gây hẹp động mạch vành, tăng nhịp đập của tim và co thắt mạch máu ở tim.

Tình trạng hút thuốc ở phụ nữ mang thai

Ở các nước có thu nhập cao, trung bình cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người hút thuốc. Ở các quốc gia có thu nhập trung bình như Uruguay và Argentina, 32,8% phụ nữ hút thuốc khi mang thai, 10% bỏ thuốc trong thời gian ngắn sau khi biết mình có thai và 64% tiếp tục hút thuốc. Phần lớn những phụ nữ mang thai hút thuốc liên tục chỉ bỏ thuốc một thời gian trong tam cá nguyệt thứ nhất, sau đó hút thuốc trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Mặc khác, có 75-80% phụ nữ mang thai đã bỏ thuốc khi mang thai quay lại hút thuốc sau khi sinh.

Tác hại của việc hút thuốc lá khi mang thai đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Sảy thai: theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hút thuốc làm tăng khả năng sảy thai sớm và thai chết lưu do Nicotine trong thuốc lá làm tăng nồng độ Epinephrine (một loại thuốc tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm như tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, mắt,…) làm giảm lượng máu để nuôi phôi thai. Bên cạnh đó, khi đi qua nhau thai, Nicotine làm tăng huyết áp gây ra các cơn co thắt tử cung ảnh hưởng đến hoạt động thở của thai nhi, gây chảy máu ở mẹ và chết thai nhi.

Sinh non: so với phụ nữ mang thai không hút thuốc thì tỉ lệ sinh non ở những phụ nữ mang thai hút thuốc cao hơn 1,4-1,5 lần. Theo nghiên cứu của Giáo sư Broughton Pipkin, Đại học Nottingham, có 34,8% phụ nữ mang thai hút thuốc sinh con trước 34 tuần. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai làm co mạch máu. Điều này làm cho máu không đủ cung cấp cho thai nhi và thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy carbon monoxide kết hợp với hemoglobin mang oxy, gây thiếu oxy và làm suy yếu chức năng nội mô mạch máu gây ra tình trạng sinh non. 

Nhẹ cân: Hút thuốc trong thời kỳ mang thai khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, rối loạn thần kinh và đồng thời gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tại Hoa Kỳ, có 27-30% phụ nữ mang thai hút thuốc và 15-20% trẻ sơ sinh của họ có cân nặng dưới mức bình thường.

Việc hút thuốc lá trong thời gian mang thai gây nhiều tác hại cho sức khỏe cả thai phụ và thai nhi

Việc hút thuốc lá trong thời gian mang thai gây nhiều tác hại cho sức khỏe cả thai phụ và thai nhi (Ảnh minh họa: Pexels)

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Nicotin gây độc cho não thai nhi và làm suy yếu sự phát triển của phổi. Nhiều hợp chất độc hại khác, bao gồm xyanua, hydrocarbon thơm đa vòng, benzen và các kim loại nặng như chì và cadmium đi qua nhau thai. Nếu một phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai thì nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) sẽ tăng lên 50% bởi các thành phần có hại của khói thuốc lá. Những em bé có ba mẹ hút thuốc có nhiều khả năng phải nhập viện vì chức năng phổi kém hơn, thở khò khè dai dẳng và hen suyễn do quá trình methyl hóa DNA. 

Trí thông minh, học tập và trí nhớ của thai nhi kém phát triển: Tiến sĩ Naeye của Đại học Pennsylvania đã công bố một nghiên cứu cho thấy việc người mẹ hút thuốc khi mang thai sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy và ảnh hưởng đến hành vi cũng như sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Theo kết quả nghiên cứu này, con của những bà mẹ mang thai hút thuốc có kỹ năng đọc kém hơn 3-4% và khả năng chú ý kém hơn 2% so với con của những bà mẹ không hút thuốc. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hút thuốc khi mang thai có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ em và biểu hiện rõ hơn vào khoảng 3 tuổi. Mặc khác, bỏ hút thuốc đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá và kém tập trung ở trẻ và có nhiều khả năng phạm tội về bạo lực hơn trong tương lai.

Thị giác kém: lác, tật khúc xạ và bệnh võng mạc ở trẻ.

Không nên hút thuốc ngay cả thời gian sau sinh

Nicotine được tìm thấy trong sữa mẹ của người hút thuốc. Nếu một bà mẹ cho con bú hút thuốc, không chỉ em bé tiếp xúc với khói thuốc mà nicotine trong thuốc lá cũng theo sữa mẹ đi vào cơ thể em bé. Kết quả là em bé xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nicotin như mất ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, bú kém và da nhợt nhạt.

Một số biện pháp áp dụng để bỏ hút thuốc đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai được khuyến khích thử bỏ thuốc mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu người mẹ không cai được thuốc lá thành công có thể sử dụng thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá dưới sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.

– Nicotine thay thế: Nicotine thay thế có hai dạng là nicotine viên nhai và nicotine miếng dán. Đây là thuốc thuộc nguy cơ D đối với thai nhi. Dược động học của nicotin thay thế khác với dược động học của nicotine trong thuốc lá. Nicotine thay thế đi từ từ vào máu sau đó thải ra từ từ giúp nồng độ nicotine trong máu ở mức không quá cao để tạo củng cố dương tính và cũng không quá thấp để tạo củng cố âm tính. Trong khi đó, nicotine trong thuốc lá hấp thu nhanh vào máu và được thải trừ thật nhanh làm nồng độ nicotine trong máu tăng thật cao tạo nên củng cố dương tính và giảm thật thấp để tạo củng cố âm tính.

– Bupropion SR: thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp nhận đưa vào sử dụng từ năm 1997. Cơ chế tác dụng là ức chế sự tái hấp thu dopamine, norepinephrine tại neuron thần kinh đồng thời còn ức chế thụ thể nicotine.

Trường hợp thai phụ không cai được thuốc lá thành công thì có thể sử dụng thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá dưới sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ

Trường hợp thai phụ không cai được thuốc lá thành công thì có thể sử dụng thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá dưới sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa: Pexels)

– Varenicline: thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp nhận đưa vào sử dụng từ năm 2006. Cơ chế tác dụng là sự tác dụng chọn lọc vừa kích thích vừa ức chế một phần thụ thể nicotin loại α4β2.

– Sử dụng phối hợp thuốc: trong trường hợp nghiện nặng có thể phối hợp các thuốc hỗ trợ điều trị cai thuốc lá thường là:

– Nicotine dán + Nicotine nhai.

– Nicotine dán + Bupropion SR.

Tài liệu tham khảo:

  1. Sổ tay hướng dẫn điều trị cai nghiện thuốc lá của Bộ y tế: http://vinacosh.gov.vn/mfiles/data/2018/12/81E201BA/so-tay-huong-dan-tu-van-dieu-tri-cai-nghien-thuoc-la.pdf
  2. Gillian S Gould, Cheryl Oncken, Colin P Mendelsohn, Management of smoking in pregnant women: https://www-racgp-org-au.translate.goog/afp/2014/january-february/smoking-in-pregnant-women?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
  3. Solomon L, Quinn V. Spontaneous quitting: self-initiated smoking cessation in early pregnancy. Nicotine Tob Res 2004;6(Suppl 2):S203–16. Search PubMed

Để lại bình luận

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo