13
3332

SKDOL FORT (lọ 100 viên) - Điều trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt, chống viêm

Skdol Fort giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp cơ khớp đau do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh. Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động.

Quy cách: Chai 100 viên nén

Nhà sản xuất: Phương Đông

Mô tả sản phẩm

THÀNH PHẦN SKDOL FORT

Paracetamol …..……500mg

Ibuprofen ……………200mg

Tá dược: Vừa đủ 1 viên

CHỈ ĐỊNH SKDOL FORT

– Giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp cơ khớp đau do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu.

– Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH SKDOL FORT

– Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.

– Người bệnh thiếu hụt gluco-6-phosphat dehydrogenase.

– Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.

– Quá mẫn cảm với aspirin hay các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).

– Người bệnh nị hen hay co thắt phế quản, rối loạn máu chảy, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30ml/phút).

– Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.

– Người bệnh bị suy tim xung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận). Người bệnh bị tạo keo.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách dùng: Nên uống sau khi ăn.

Liều dùng: Người lớn: Mỗi lần 1-2 viên, ngày 3 lần.

TÁC DỤNG KHÔNG MUỐN

– Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơnvà có thể kèm theo sốt do thuốc hoặc tổn thương niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với Paracetan và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, Paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiêu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

– Nguy cơ huyết khối tim mạch.

– Ít gặp: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, loét dạ dày tiến triển, nhức đầu, chống mặt.

THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO KHI DÙNG THUỐC

– Dùng thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc chống viêm steroid khác hoặc với aspirin, bệnh nhân có bệnh tim, thiểu năng đông máu nội sinh, người cao tuổi.

– Paracetamol đương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol.

– Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.

– Người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày – ruột thành phenylalanin sau khi uống.

– Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn. Không biết rõ tỷ lệ chung về quá mẫn với sulfit trong dân chúng nói chung. nhưng chắc là thấp; sự quá mẫn như vậy có vẻ thường gặp ở người bệnh hen ở người không hen.

– Phải dùng paracetamol thận trọng ở gnười bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.

– Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

– Dùng thận trọng với người suy giảm chức năng gan hoặc thận.

– Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như Hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

– Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và phục hồi được.

– Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng Ibuprofen.

– Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.

– Nguy cơ huyết khối tim mạch:

+ Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.

+ Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.

+ Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng SKDOL FORT ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

TƯƠNG TÁC THUỐC

– Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandon.

– Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

– Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc hại cho gan.

– Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

– Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.

– Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.

– Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen; nhưng nếu nhôm hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này.

– Với các thuốc chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét

Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexat.

Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và các thuốc lợi tiểu.

Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương

TÁC DỤNG KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC VÀ LÁI TÀU XE

Tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn thị giác có thể xảy ra sau khi dùng NSAID. Nếu bệnh nhân bị ảnh hưởng không nên lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Phụ nữ có thai: Thuốc có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ, cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung.

Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể vào sữa mẹ, nhưng rất ít và ít có khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ.

QUÁ LIỀU VÀ XỬ LÝ

Biểu hiện:

– Khi ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm. tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra.

– Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2-4 ngày sau khi uống liều độc. Amino-transferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ billirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng cũng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Điều trị:

Chuẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nồng độ cồn trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng.

Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hoạt chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dữ trự glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho uống thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg, sau đó tiếp 17 liều nữa, mỗi leièu 70mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại cho gan thấp.

Tác dụng không mong muốn của N-acetylcystein bao gồm ban da (gồm mề đay, không yêu cầu phải dừng thuốc), buồn nôn, nôn, tiêu chảy và phản ứng kiểu phản vệ. Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

BẢO QUẢN SKDOL FORT

Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm Phúc Tường

Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Mail: info@phuctuong.vn

Điện thoại: 0292 3730 900

Hotline: 0939 171 04

Gọi điện thoại
0939.171.040
Chat Zalo